Sự khác nhau giữa sudo và su. Làm thế nào để cấu hình sudo trong linux

Hẳn là có rất nhiều người vẫn đang sử dụng sudo và su trên terminal hàng ngày để thực thi các task khác nhau. Trong khi sudo chạy câu lệnh với quyền quản trị (root) thì su chạy một cửa sổ shell mới của root. Cả sudo và su đều được sử dụng để chạy bằng quyền root, nhưng theo các cách khác nhau.
Người dùng linux nhìn thấy sudo và su trên terminal khá nhiều mỗi ngày. Nếu bạn là một newbie của giáo phái linux, bạn có thể sẽ bị mê hoặc bởi những gì bạn làm được với sudo và su. Như đã nói ở trên, sudo và su tiếp cận quyền root theo 2 cách khác nhau. Tuy nhiên chúng khác nhau như thế nào? Để hiểu được sự khác nhau này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về quyền root và người dùng root. Nói ngắn gọn, root là quyền hạn tối đa bạn có thể đạt được, cho phép bạn làm bất cứ điều gì với hệ thống. Bên cạnh việc người dùng root có thể cài đặt/ xóa một số package, quyền root còn hoạt động như một lớp bảo mật bổ sung.
NOTE - Bài viết này phù hợp với các phiên bản của Ubuntu, tuy nhiên nó cũng có thể áp dụng với hầu hết các phiên bản Linux phổ biến khác
Key differences between sudo and su ?
Câu lệnh su đại diện cho quyền hạn cao nhất của người dùng (root user). Nó được thực thi trên hệ thống linuxmà không cần bất cứ option nào. Người dùng chỉ cần đơn giản thêm password của tài khoản root. Trên cửa sổ terminal, su cho phép truy cập vào các tài khoản người dùng khác, sử dụng password được yêu cầu. Đó là lý do tại sao su cũng đại diện cho các người dùng thay thế hay người dùng switch. Chỉ đơn giản gõ su, tiếp đó nhập tên tài khoản và password là bạn đã có toàn quyền.
Ở một cách tiếp cận khác, sudo chạy dòng lệnh sau khi được root cho phép. Khi người dùng chạy dòng lệnh sudo, người dùng phải nhập tài khoản và password hiện tại để chạy câu lệnh như là một người dùng root.
sudo command
Sau khi so sánh, ta thấy sudo để người dùng sử dụng tài khoản của họ để chạy câu lệnh hệ thống. Su thì bắt buộc người dùng chia sẻ root password với các người dùng khác. Đó chính là lý do tại sao sudo không khởi động bất kì một cửa sổ shell mới nào.
What is 'sudo'?
sudo là 1 bộ nhịn phân setuid ở thư mục root, nó thực hiện các lệnh root thay cho người dùng được ủy quyền và người dùng cần phải nhập mật khẩu của họ để thực hiện lệnh hệ thống bằng sudo
Who can execute 'sudo'?
Chúng ta có thể chạy lệnh /usr/sbin/visudo để thêm/xóa danh sách người dùng có thể sử dụng sudo
$ sudo /usr/sbin/visudo
Nội dung của file /usr/sbin/visudo sẽ trông giống như hình ảnh sau: 
Mặc định, danh sách người dùng được sử dụng sudo sẽ như sau:
root ALL=(ALL) ALL
Granting sudo Access
Trong nhiều trường hợp, System Administrator đặc biệt là người chưa có kinh nghiệm sử dụng chuỗi root ALL = (ALL) ALL như một khuôn mẫu và cấp phép truy cập không hạn chế cho user có thể gây hại rất lớn.
Chỉnh sửa file /usr/sbin/visudo giống như hình dưới đây thực sự rất nguy hiểm, trừ khi bạn rất tin tưởng những người dùng được liệt kê.
root ALL=(ALL) ALL
adam ALL=(ALL) ALL
tom ALL=(ALL) ALL
mark ALL=(ALL) ALL
Parameters of sudo
Một sudo được cấu hình đúng cách rất linh hoạt và số lượng các lệnh cần được chạy có thể được cấu hình chính xác.
Cú pháp của dòng sudo được cấu hình là:
User_name Machine_name=(Effective_user) command
Cú pháp trên bao gồm:
  • User_name: Tên người dùng
  • Machine_name: Tên máy chủ, trong đó lệnh sudo là hợp lệ. Nó rất hữu ích khi bạn có nhiều máy chủ.
  • (Effective_user): Là người được phép thực thi các lệnh. Cột này cho phép bạn cho phép người dùng thực thi các lệnh hệ thống
  • Command: Lệnh hoặc tập lệnh mà người dùng có thể chạy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sử dụng server để định tuyến mạng - Routing server

Virtual Networking - Ảo hóa mạng

Cách bật card mạng eth0 khi cài đặt Centos 7 Minimal trên VMWARE WORKSTATION

Cài đặt, cấu hình cơ bản CentOS 7 Minimal

Trình quản lý user và Group trên máy cục bộ (Local user and group)

[vmware workstation] Ngăn máy ảo tự động pause

Căn bản về Storage

Xây dựng hệ thống monitoring tập trung với PRTG (Phần 1 - Cài đặt)

Các cấu hình trong khi cấu hình Elastix SIP Trunk (Elastix SIP Trunk Configuration Guide)

Mô hình OSI 7 lớp